[Strings – part 2] – Các phương thức xử lý chuỗi

string methods
string methods
1. Các phương thức xử lý chuỗi

Qua bài viết Chuỗi trong Python vừa rồi, ta đã biết làm thế nào để lưu trữ 1 chuỗi, giờ qua phần này ta sẽ biết làm thế nào để thay đổi một chuỗi sử dụng các phương thức mà Python cung cấp.

Các phương thức xử lý chuỗi (String methods) cho phép bạn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho các chuỗi, ở phần này ta sẽ chú ý đến bốn phương thức sau:

01 len()
02 .lower()
03 .upper()
04 str()

Ta bắt đầu với phương thức len(), nó sẽ lấy giá trị là chiều dài (số ký tự) của một chuỗi!

Ví dụ: ta tạo một biến có tên là  parrot và gán cho nó một chuỗi là “Norwegian Blue”, sau đó ta dùng phương thức len() để lấy chiều dài chuỗi này, và dùng lệnh  print (lệnh này hổm rày có xài tới, ta sẽ giải thích nó ở phần sau) để ta có thể dễ dàng xem được kết quả được xuất ra.

parrot = "Norwegian Blue"
len(parrot)
print len(parrot)

Như bạn thấy, kết quả được xuất ra là 14, chính là số ký tự trong chuỗi   “Norwegian Blue”.

2. Phương thức lower()

Phương thức lower() cho phép bạn chuyển hết những ký tự viết hoa trong chuỗi sang chữ thường. Ta có thể dử dụng như sau.

"Ryan".lower()

Câu lệnh trên sẽ trả về cho ta một chuỗi là “ryan”.

Bài tập: Tiếp tục ví dụ ở phần trước ta gọi phương thức  lower() cho biến parrot và dùng  phương thức print để xem kết quả.

parrot = "Norwegian Blue"
parrot = parrot.lower()
print parrot
3. phương thức upper()

Ok, sau phần 2, cả chuỗi của ta đều biến thành chữ thường. Tuy nhiên một phương thức với một cách thức làm việc tương tự mà Python cung cấp sẽ cho phép ta biến các chữ thường trong một chuỗi thành các chữ viết hoa.

Phương thức đó là phương thức upper().

Bài tập: Gọi phương thức upper() với biến parrot và dùng phương thức  print để xem kết quả.

parrot = "norwegian blue"
parrot = parrot.upper()
print parrot
4. Phương thức str()

Bây giờ ta sẽ làm việc với phương thức  str(), phương thức này sẽ chuyển một dữ liệu không phải string (non-strings) sang string!

Ví dụ: chuyển 1 số có giá trị là 2 sang chuỗi “2”

str(2)

Bài tập: tạo một biến pi và gián cho nó một giá trị là 3.14, sau đó gọi phương thức  str(pi), rồi dùng phương thức print để xem kết quả:

pi = 3.14
print str(pi)
5. Ký hiệu dấu chấm

Bây giờ hãy nhìn lại các bài trước, bạn có thắc mắc tại sao có phương thức là   len(string)str(object), tuy nhiên có phương thức lại gọi bằng cách dùng cấu chấm (.) như string.upper(), string.lower().

lion = "roar"
len(lion)
lion.upper()

Nhìn rõ hơn một chút ta thấy phương thức mà nó sử dụng dấu chấm (.) để gọi thì phương thức đó chỉ làm việc với kiểu dữ liệu là string.

Mặt khác, các phương thức không sử dụng dấu chấm (.) để gọi như  len() và str() thì có thể hoạt động với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.

Bài tập: Gọi phương thức len() với một biến ministry được gán sẵn một chuỗi “The Ministry of Silly Walks”, sau đó gọi dùng phương thức .upper() để xử lý chuỗi này rồi dùng phương thức print để xem kết quả sau khi thực hiện mỗi phương thức trên.

ministry = "The Ministry of Silly Walks"
print len(ministry)
print ministry.upper()
6. Tìm hiểu về lệnh print

Qua các phần trên ta chú ý là ta thường sử dụng lệnh  print để xem kết quả mỗi khi thực hiện một phương thức nào đó, vậy lệnh print là gì?

Lệnh print đơn giản chỉ là một lệnh để hiển thị kết quả các xử lý của bạn lên trên console.

Ta có thể print trực tiếp 1 chuỗi:

print "Your string goes here"

Hoặc có thể print một chuỗi thông qua một biến:

"""Gán một chuỗi "Ping!" cho
một biến là the_machine_goes 
sau đó print nó ra!"""

the_machine_goes = "Ping!"
print the_machine_goes

Ok, vậy là ta đã xong một vài phương thức có sẵn mà Python hỗ trợ, ta đã làm quen với các phương thức như len(), str(), .upper(), .lower() và hiểu tại sao sử dụng dấu chấm và tại sao có phương thức không sử dụng dấu chấm. Còn lệnh print này….à ờ thôi chắc cũng hiểu rồi, chả biết nói sao.

1 bình luận về “[Strings – part 2] – Các phương thức xử lý chuỗi

Bình luận về bài viết này